Đã có đấng mày rau nào thử ngâm rượu cau chưa ? Rượu cau là một loại thuốc được lưu truyền trong dân gian cực kì hiệu quả trong việc sử dụng để chữa các bệnh về răng và lợi. Thử nhìn lại một chút, ăn trầu cau là một nét văn hóa của Việt Nam, các cụ ngày xưa thường rất thích nhai trẩu cau, vì nhai thường xuyên mà răng thường bị đen lại nhưng răng các cụ ta lại cực kì chắc khỏe. Rượu cau có công dụng gì trong việc chữa đau răng, hôi miệng, viêm lợi, sâu răng? Bài thuốc dân gian chữa đau răng bằng rượu cau có đúng không? là các câu hỏi được nhiều người băn khoăn. Thấu hiểu được điều đó, trong nội dung bài viết này, Lavale Việt Nam sẽ mang đến cho các bạn giải đáp chính xác nhất
Lưu ý: Có nên ước rượu ngâm không đặc biệt là rượu cau? Rượu cau là một loại thuốc dân gian hiệu quả trong việc chữa các bệnh về răng và lợi. Tuy nhiên, người dân tuyệt đối không uống rượu cau bởi có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng tới sức khỏe thậm chí là tính mạng bản thân. Ngoài ra khi sử dụng rượu cau để ngậm chữa bệnh răng miệng không nên uống đậm đặc đây là sai lầm khi uống rượu không tốt cho cơ thể, nên pha loãng dung dịch khi sử dụng.
Cây cau được trồng rất nhiều tại khu vực Đông Nam Á và khu vực Thái Bình Dương, đặc biệt là vùng nông thôn. Ở nước ta việc thu mua cau cực kì dễ dàng do số lượng trồng nhiều, dễ dàng trong chăm bón và đặc biệt là được sử dụng nhiều trong các ngày lễ tết, giỗ, rằm, ngày Tư, ngày Tết để thắp hương. Cây cau đặc biệt có nhiều tác dụng trong việc dùng làm thuốc điều trị, từ vỏ cây, rễ cho tới quả cau. Được biết vỏ cây cau được dùng để chữa bệnh chướng bụng, khó tiêu, khó khăn trong đại tiểu tiện, rễ cây cau được sử dụng trong hỗ trợ cương dương. Hoa cau có tính thanh nhiệt, bổ tim, gan, thận, dạ dày.
Lại bàn về rượu cau, quả cau có vị chát, cay, tính ẩm, được nghiên cứu là có chứa nhiều chất có tính diệt khuẩn, thanh trùng, chính vì thế quả cau cũng được sử dụng trong việc trị giun sán, làm cho giun sán không bám được vào thành ruột. Còn rượu có nồng độ cồn cao, có tính sát khuẩn. Khi kết hợp rượu với quả cau sẽ làm gia tăng tính diệt khuẩn, đặc biệt tốt trong việc trị sâu răng, làm răng chắc khỏe.
Cách ngâm rượu cau tại nhà cực kì đơn giản, chỉ cần bỏ chút thời gian, bạn sẽ có được một bình rượu cau tích trữ trong nhà, giúp cả gia đình trị sâu răng, viêm răng, viêm lợi, giúp răng săn chắc.
Rượu cau là một loại thuốc dân gian hiệu quả trong việc chữa các bệnh về răng và lợi
Chuẩn bị:
– Chọn 20-25 quả cau tươi
– 1 lít rượu trắng ( nên chọn loại rượu lúa mới của nhà máy, vì loại rượu này đã được khử chất độc andehit)
– Bình thủy tinh rửa sạch, phơi khô.
– Hạt cau sau khi tách khỏi quả đem phơi nắng to khoảng 4 – 5 tiếng.
– Sau khi phơi khô hạt cau, cho hạt cau vào chảo nóng đảo đều tay khoảng 3 – 4 phút.
– Để hạt cau nguội rồi cho vào bình thủy tinh cùng với rượu để ngâm (1kg hạt cau khô với 8 – 9 lít rượu trắng).
– Đậy nắp kín chừng khoảng 40 ngày là sử dụng được.
Cách làm: Dùng dao tước hết vỏ xanh của quả cau bỏ đi. Tiếp tục tước cùi trắng cho tới hạt, hạt mang thái đôi hoặc thái bốn. Đổ cùi trắng và hạt cau vào rượu cho vào một cái chai, đậy nút thật chặt, để khoảng 1 tháng, nước cau chuyển màu vàng cánh gián, là đem ra dùng được, càng ngâm lâu thì chất lượng càng tốt. Có thể ngâm làm nhiều chai, sử dụng dần từng chai một.
Một chút lưu ý, rượu cau rất cay nên nếu chưa quen những lần ngậm đầu tiên nên ngậm chút một, ngậm sau khi đánh răng trước khi đi ngủ hoặc buổi sáng sau khi ngủ dậy khoảng 15 phút thì nhổ đi. Tốt nhất là không nên súc miệng lại hoặc ăn uống ngay mà để cho tinh chất rượu cau ngấm vào các nướu răng. Nếu là trẻ em nên pha loãng rượu cau và dặn các em không được nuốt. Chăm chỉ sử dụng hằng ngày để phòng ngừa sâu răng thâm nhập và ngăn các bệnh về răng lợi.
Công dụng rượu cau là diệt khuẩn giúp chắc răng, khỏe nướu chữa sâu răng và bệnh viêm nướu răng. Tuy vậy, rượu cau chỉ có tác dụng ức chế vi khuẩn chứ không diệt được triệt để vi khuẩn gây bệnh, ngay sau khi bạn ngưng sử dụng rượu cau thì bệnh lý có thể quay lại bất cứ khi nào và có thể còn biến chứng nặng hơn thì nguy cơ mất răng là rất cao.