Nói đến những bữa tiệc vui nhộn, những bữa tiệc mang tầm quy mô hay trọng đại, những sự kiện lớn nhỏ trong gia đình hay nơi công sở,… đều không thể bỏ qua một thức uống là linh hồn của mọi cuộc hội ngộ đó là rượu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thưởng thức chúng một cách dễ dàng mà không thông qua liều lượng phù hợp với cơ thể hay những kiến tức nho nhỏ để giúp cho cuộc vui không bị gián đoạn. Các mẹo vặt bỏ túi dưới đây sẽ cho các bạn biết về cách uống rượu không bị đỏ mặt.
Mẹo uống rượu không đỏ mặt
Đầu tiên chúng ta nên đi tìm lý do vì sao và tại sao lại có trường hợp uống rượu lại đỏ mặt, một số người lại có trạng thái đỏ mặt và một số còn lại thì lại không!
Nguyên nhân gây ra uống bia đỏ mặt là sự thiếu enzyme trong cơ thể, cụ thể enzyme có tên là ALDH2. Enzym ALDH2 sẽ có lợi ích hạn chế sự gia tăng của hoạt chất acetaldehyde trong máu, giúp các hoạt chất acetaldehyde chuyển hóa thành acetate.
Sự tích tụ của các acetaldehyde chính là nguyên nhân dẫn đến say xỉn, đỏ mặt, chóng mặt, buồn nôn, tức ngực, tim đập nhanh, cơ thể nóng bừng. Đối với cơ thể khác nhau sẽ có tốc độ phản ứng và khả năng hấp thụ nồng độ cồn khác nhau.
Nồng độ cồn cao sẽ làm mao mạch giãn trên toàn cơ thể. Lúc này, ở người có ngưỡng đáp ứng thấp, các nơi tập trung mao mạch dễ phát hiện như mắt và những vùng da mỏng như mặt, cổ, lưng, mắt… dễ bị đỏ lên rất rõ.
Nguyên nhân uống rượu bị đỏ mặt là gì?
Các nhà khoa học ở Đại học Chungnam ( Hàn Quốc) có một nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm người uống rượu bị đỏ mặt có khả năng cao huyết áp cao gấp 2,2 lần so với người không bị đỏ mặt. Những người này còn có nguy cơ mắc bệnh tim mạnh, tai biến mạch máu não ( Số liệu trên được nghiên cứu trên 1700 người ).
Có thông tin phái nữ thuộc nhóm máu AB, đàn ông thuộc nhóm máu O thường sẽ bị đỏ mặt khi uống rượu. Thực chất kiến thức này là không hoàn toàn chuẩn xác. Đây là một quan niệm do nhân gian đúc kết lại, vì phần lớn những người có máu O uống rượu bia thường đỏ mặt. Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng rõ ràng không chỉ những nhóm máu này dễ bị đỏ mặt mà tất cả đều có khả năng. Hãy tham khảo nguyên nhân tại sao uống bia bị đỏ mặt ở trên.
Khi bản chất cơ thể bạn là dạng sẽ bị đỏ mặt khi uống rượu điều đầu tiên bạn không nên làm đó chính là uống thêm nhiều rượu và thường xuyên hơn để tăng tửu lượng. Các mẹo sau đây sẽ chỉ dẫn và giúp bạn có thể hạn chế việc uống rượu bị đỏ mặt như thế nào là tốt nhất!
Uống nước hoặc Atiso đỏ
Theo các chuyên gia gan là chức năng quan trọng của cơ thể trong việc đào thải các chất có hại ra bên ngoài. Chính vì vậy, việc bổ sung các thực phẩm như atiso, chanh leo, chanh tươi… sẽ có tác dụng tích cực vào quá trình phân giải rượu.
Được xem là mẹo vặt chữa triệu chứng đỏ mặt khi sử dụng rượu an toàn và hữu ích nhất, lại không khó để tìm kiếm. Khi uống atiso, tác dụng làm cho người uống sẽ không đỏ mặt hay sẽ hết cảm giác say rượu.
Atiso là loại thực phẩm được khuyến khích sử dụng, ngoài những tính năng đa dạng về nâng cao sức khỏe cho con người chúng còn giải rượu rất là tốt. TRong atiso có 2 loại chất là Cynarin và Sylimarin, những chất này có chức năng rất lớn trong việc cải thiện chức năng gan, tăng cường quá trình đào thải các chất độc.
Mẹo giảm đỏ mặt khi uống rượu
Sử dụng thuốc có thành phần Famotidine:
Chất Famotidine này có ích trong việc giúp cơ thể giải phóng các chất độc từ quá trình hấp thụ rượu. Hay hơn hết chất Famotidin có khả năng làm chậm quá trình hấp thu nồng độ cồn vào bên trong cơ thể và tránh được những nguy cơ huyết áp, đỏ mặt, nóng ran.
Dừng đúng lúc
Một mẹo để sử dụng rượu đúng cách là chỉ nên dùng từ 1 đến 2 giờ đồng hồ mà thôi nếu cảm thấy cơ thể có dấu hiệu buồn nôn, chóng mặt, nóng ran,… Không nên cố sức để khiến mặt đỏ bừng lên mà nên dừng lại và uống thật nhiều nước để hạ thân nhiệt cơ thể xuống mức ổn định, đào thải chất acetaldehyde ra ngoài bằng đường nước tiểu.
Ăn no trước khi uống
Nếu cơ thể bạn đang ở trong tình trạng đói thì các ethanol dễ dàng hấp thụ vào cơ thể hơn. Khi đi ngang qua dạ dày do không hề có vật gì cản trở ( thức ăn) nên ethanol sẽ đi trực tiếp đến màng dạ dày và thấm vào máu nhanh chóng ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây ra cảm giác say nhanh hơn. Một trong số những lưu ý này bạn nên lưu tâm để phòng tránh mối nguy hại đến sức khỏe bản thân.
Ăn no trước khi uống
Không pha nhiều loại rượu với nhau
Việc pha trộn các thức uống có gas sẽ khiến bạn nhanh chóng bị say hơn vì phản ứng tạo khí bọt sẽ khiến cồn ngấm vào cơ thể nhanh hơn. Tính chất của mỗi loại rượu đều khác nhau, do vậy liều lương của chúng cũng không giống nhau 100% nên việc pha trộn này không nên diễn ra nếu bạn không muốn trở nên say mềm một cách nhanh chóng.
Uống ít và từ tốn
Cơ thể của chúng ta cần khoảng 1 tiếng đồng hồ để tiêu hủy khoảng 30ml chất có cồn. Chính vì lý do này nên bạn uống quá nhanh khiến cơ thể không thể nào tiêu hủy kịp, khiến cơ thể bạn dễ say và khó phân giải cồn của rượu. Khắc phụ tình trạng này bạn nên uống chậm mỗi lần một ít.
Những cuộc vui vẻ quên cả lối về với thức uống chứa cồn là rượu bạn cần phải chuẩn bị cho mình một tinh thần tốt, các mẹo vặt bỏ túi để chuẩn bị lao vào cuộc chiến với các chiến hữu trên bàn tiệc của mình.
Trên đây là các mẹo và nguyên nhân uống rượu không đỏ mặt hy vọng có thể giúp các bạn hạn chế đỏ mặt cho rượu trong các bữa tiệc tùng, và đừng quá chèn để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe các bạn nhé!